Hiểu hơn về dân tộc thiểu số ở Sapa

Hiểu hơn về dân tộc thiểu số ở Sapa

Date17-04-2023

Khách du lịch đến với Sapa không chỉ bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mộng mơ mà còn yêu thích những giá trị văn hóa, nét đẹp đến từ chính con người sinh sống tại vùng đất núi rừng Tây Bắc này đó chính là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sapa.

Dân tộc H’Mông Sapa:

Dân tộc H’mông là dân tộc chiếm số lượng người lớn nhất tại Sapa hiện nay (50% dân số Sapa nên bạn có thể bắt gặp người H’mông rất thường xuyên khi đi du lịch Sapa. Trang phục của người H’mông rất dễ để nhận biết: Nam giới thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen, áo cánh ngắn tay giống như áo gile, vạt áo dài quá mông. Nam giới H’mông thường đồi mũ tròn, nông, ôm đỉnh đầu, mũ thường có màu đen tuyền hoặc có một vòng thêu thổ cẩm. Phụ nữ H’mông cũng thường mặc đồ màu đen, đội khăn đen, mặc áo khoác không có tay áo, vạt dài tới gối.

hieu-hon-ve-dan-toc-thieu-so-o-sapa-1

Cách tạo ra trang phục áo của phụ nữ người H’mông khá đặc biệt, vải áo được lăn ép bằng sáp ong nên màu áo có ánh bạc. Phụ nữ H’mông không mặc váy mà mặc quần ngắn ngang đầu gối và cuốn xà cạp quanh bắp chân bằng băng vải hẹp.

Người H’mông sinh sống tại Sapa chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và thủ công. Nông sản của người H’mông là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ, vừng, các loại rau củ…Ngoài ra người H’mông còn trông thuốc và các loại cây ăn quả nổi tiếng ở Sapa như táo, đào, mận…

Dân tộc Dao Đỏ Sapa:

Người Dao Đỏ ở Sapa có số lượng người chỉ sau người H’mông. Nơi tập trung đông đúc người Dao Đỏ nhất tại Sapa đó là bản Tả Phìn. Bản làng này còn gìn giữ những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của người Dao Đỏ. Nên cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch đến đây tham quan. 

Bạn có thể dễ dàng nhận ra người Dao Đỏ sinh sống tại Sapa thông qua trang phục của họ. Người Dao Đỏ thường mặc những bộ trang phục truyền thống với màu sắc sặc sỡ. Đàn ông thường búi tóc sau gáy, mặc áo ngắn có màu chàm hoặc màu đen. Trang phục của nữ giới Dao Đỏ rất rực rỡ với 5 màu và màu đỏ là màu chủ đạo. Tóc của phụ nữ người Dao Đỏ để dài quấn quanh đầu bằng khăn có hình tam giác với màu đỏ đặc trưng.

hieu-hon-ve-dan-toc-thieu-so-o-sapa-2

Dân tộc Tày:

Đứng sau người H’mông và người Dao Đỏ về số lượng người sinh sống tại Sapa, người Tày là dân tộc thiểu số đông dân thứ 3 tại vùng đất Tây Bắc này. Dân tộc Tày là một trong những dân tộc hình thành rất sớm tại Việt Nam. Người Tày sử dụng ngôn ngữ Tày Thái. Người Tày thường tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam của Sapa: Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú. Và thường là những vùng thung lũng có nhiều sông suối màu mỡ ở Sapa.

Trang phục truyền thống của người Tày rất dễ để nhận ra bởi thiết kế khá đơn giản. Nam giới và nữ giới người Tày mặc áo cánh bốn thân xẻ ngực màu chàm thẫm hay xanh đen, cổ áo tròn có hai túi ở vạt áo trước, thắt lưng bằng vải bản rộng quấn quanh eo có nhiều kim tuyến. 

hieu-hon-ve-dan-toc-thieu-so-o-sapa-3

Dân tộc Xá Phó:

Dân tộc Xá Phó nghe rất xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam. Đây là dân tộc thuộc nhóm dân tộc Phù Lá rất ít người. Trên toàn đất nước Việt Nam số lượng người thuộc dân tộc này chỉ có vỏn vẹn 4000 người. Sapa cũng không có quá nhiều người Xá Phó sinh sống. Người Xá Phó thường cư ngụ tại các bản làng ở xã Nậm Sài phía nam huyện Sapa. Đây là vùng đất hẻo lánh, đường đi khó khăn. Ít tiếp xúc với những khu đông dân khác ở Sapa.

Ghé thăm Halosa tại:

Posts Related

Search

Bài viết mới nhất

Thư viện ảnh

© Thiết kế bởi Cleverweb